Gessen là một vị tăng họa sĩ. Trước khi vẽ ngài luôn đòi hỏi phải được trả tiền trước và lệ phí rất cao. Ngài bị mang tiếng là "Nghệ nhân tham lam."


Có một lần, một cô đầu geisha đặt hàng cho một bức tranh. "Cô trả được bao nhiêu?" Gessen hỏi.


"Với giá ông đòi," cô gái trả lời, "nhưng tôi muốn ông vẽ trước mặt tôi."


Một ngày kia cô đầu gọi Gessen đến. Nàng đang mở tiệc đãi khách. Gessen với ngòi bút tài tình hoàn tất bức tranh, và đòi cái giá cao nhất.
 

Cô gái trả tiền và nói với khách quí: "Nghệ nhân này chỉ chú ý đến tiền. Tranh của y đẹp đấy nhưng tâm hồn của y thì nhơ bẩn; đồng tiền đã làm cho nó thành bùn lầy. Vẽ với tâm hồn nhớp nháp như vậy, tranh của y không đáng để triển lãm. Nó chỉ đáng cho cái quần lót của tôi thôi."

Nói liền, nàng vén váy bảo Gessen vẽ bức khác phía sau quần lót của nàng.


"Cô sẽ trả bao nhiêu?" Gessen hỏi.


"Ồ, thì bất cứ giá nào," cô gái trả lời.
Gessen đòi một giá thật cao, vẽ xong bức tranh theo yêu cầu, rồi bỏ đi.


Về sau người ta biết được lý do vì sao Gessen tham tiền:
Trận đói thường xảy ra ở vùng ngài ở. Kẽ giàu không muốn cứu giúp người nghèo, nên Gessen lập một nhà kho bí mật không ai biết, gạo liãm luôn đầy ấp để phòng cứu đói.


Con đường từ làng của ngài đến ngôi Quốc tự hư hỏng quá nặng và nhiều khách thập phương khốn khổ vì nó. Ngài muốn xây một con đường tốt hơn.


Sư phụ của ngài qua đời mà không biết ước nguyện của Gessen là xây cho thầy một tự viện, và Gessen quyết xây cho xong.


Sau khi hoàn tất ba điều ước nguyện, ngài vứt bút cọ và vật liệu, về ở ẩn trong núi, không bao giờ vẽ lại nữa.

Xem thêm:

Người nghệ nhân tham lam


Gessen là một vị tăng họa sĩ. Trước khi vẽ ngài luôn đòi hỏi phải được trả tiền trước và lệ phí rất cao. Ngài bị mang tiếng là "Nghệ nhân tham lam."


Có một lần, một cô đầu geisha đặt hàng cho một bức tranh. "Cô trả được bao nhiêu?" Gessen hỏi.


"Với giá ông đòi," cô gái trả lời, "nhưng tôi muốn ông vẽ trước mặt tôi."


Một ngày kia cô đầu gọi Gessen đến. Nàng đang mở tiệc đãi khách. Gessen với ngòi bút tài tình hoàn tất bức tranh, và đòi cái giá cao nhất.
 

Cô gái trả tiền và nói với khách quí: "Nghệ nhân này chỉ chú ý đến tiền. Tranh của y đẹp đấy nhưng tâm hồn của y thì nhơ bẩn; đồng tiền đã làm cho nó thành bùn lầy. Vẽ với tâm hồn nhớp nháp như vậy, tranh của y không đáng để triển lãm. Nó chỉ đáng cho cái quần lót của tôi thôi."

Nói liền, nàng vén váy bảo Gessen vẽ bức khác phía sau quần lót của nàng.


"Cô sẽ trả bao nhiêu?" Gessen hỏi.


"Ồ, thì bất cứ giá nào," cô gái trả lời.
Gessen đòi một giá thật cao, vẽ xong bức tranh theo yêu cầu, rồi bỏ đi.


Về sau người ta biết được lý do vì sao Gessen tham tiền:
Trận đói thường xảy ra ở vùng ngài ở. Kẽ giàu không muốn cứu giúp người nghèo, nên Gessen lập một nhà kho bí mật không ai biết, gạo liãm luôn đầy ấp để phòng cứu đói.


Con đường từ làng của ngài đến ngôi Quốc tự hư hỏng quá nặng và nhiều khách thập phương khốn khổ vì nó. Ngài muốn xây một con đường tốt hơn.


Sư phụ của ngài qua đời mà không biết ước nguyện của Gessen là xây cho thầy một tự viện, và Gessen quyết xây cho xong.


Sau khi hoàn tất ba điều ước nguyện, ngài vứt bút cọ và vật liệu, về ở ẩn trong núi, không bao giờ vẽ lại nữa.

Xem thêm:
Đọc thêm..

Mokurai là thiền sư của chùa Kennin, biệt danh là Tịnh Sấm. Ngài có một đệ tử được gởi gấm tên là Toyo, chỉ mới có mười hai tuổi. Mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối Toyo thấy các đệ tử lớn tuổi hơn thường đến viếng sư phụ mong được chân truyền thiền học và
chỉ dạy công án để định tâm.


Toyo cũng ước được tọa thiền.


"Hãy ráng chờ thêm nữa," Mokurai bảo. "Con hãy còn bé lắm."
Nhưng đứa trẻ cứ nài nĩ mãi nên sư phụ cũng chiều lòng.


Một buổi tối Toya đến bên ngoài cửa phòng của sư phụ đúng giờ. Cậu đánh chiêng báo hiệu, đãnh lễ ba lần ngoài cửa rồi đến ngồi trước mặt sư phụ trong sự yên lặng kính cẩn.

Phật pháp ứng dụng Tiếng vỗ của một bàn tay

"Con đã nghe tiếng vỗ của hai bàn tay," Mokurai bảo. "Bây giờ chỉ cho ta tiếng vỗcủa một bàn tay."
 

Toyo cúi lạy và lui về phòng mình mà quán chiếu đến công án này. Từ cửa phòng cậu ta có thể nghe văng vẳng tiếng nhạc của các cô đầu geisha. "Ồ! có rồi!" cậu reo lên.

Ðêm hôm sau, khi sư phụ bảo cậu diễn tả tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo bắt đầu đàn bài nhạc của các cô đầu.


"Không, không, thiền sư Mokurai bảo. "Chẳng phải thế đâu. Ðó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả."


Cho rằng tiếng nhạc văng vẳng quấy rầy quá, Toyo bèn tìm một căn phòng vắng lặng hơn. Cậu ta nghĩ miên man. "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?" Cậu chợt nghe có tiếng nước rơi. "Ta được rồi," cậu tưởng.


Khi cậu gặp lại sư phụ, Toyo bắt chước tiếng nước rơi.


"Cái gì vậy?’ thiền sư Mokurai hỏi. "Ðó là tiếng giọt nước rơi, nhưng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Ráng nữa đi."Thất vọng, Toyo mặc tưởng đến tiếng vỗ của một bàn tay. Cậu nghe tiếng gió thỏang. Nhưng lại bị gạt đi.


Cậu nghe tiếng cú kêu. Lại cũng bị từ chối.


Tiếng vỗ của một bàn tay lại không phải là của bầy châu chấu.
Toyo đến và đi cũng phải mười bận viếng Thầy với nhiều tiếng động khác nhau.
 

Tất cả đều sai bét. Cả một năm cậu cứ suy nghĩ về tiếng vỗ của một bàn tay là thế nào.
 

Cuối cùng, cậu bé Toyo đi vào thiền định và quán chiếu tất cả các tiếng động.
 

"Con chẳng còn biết thêm tiếng động nào khác nữa," cậu giải thích về sau này, "do đó con đạt đến tiếng động vô thanh."

Toyo đã ngộ được tiếng vỗ của một bàn tay.

Xem thêm:

Tiếng vỗ của một bàn tay


Mokurai là thiền sư của chùa Kennin, biệt danh là Tịnh Sấm. Ngài có một đệ tử được gởi gấm tên là Toyo, chỉ mới có mười hai tuổi. Mỗi buổi sáng và mỗi buổi tối Toyo thấy các đệ tử lớn tuổi hơn thường đến viếng sư phụ mong được chân truyền thiền học và
chỉ dạy công án để định tâm.


Toyo cũng ước được tọa thiền.


"Hãy ráng chờ thêm nữa," Mokurai bảo. "Con hãy còn bé lắm."
Nhưng đứa trẻ cứ nài nĩ mãi nên sư phụ cũng chiều lòng.


Một buổi tối Toya đến bên ngoài cửa phòng của sư phụ đúng giờ. Cậu đánh chiêng báo hiệu, đãnh lễ ba lần ngoài cửa rồi đến ngồi trước mặt sư phụ trong sự yên lặng kính cẩn.

Phật pháp ứng dụng Tiếng vỗ của một bàn tay

"Con đã nghe tiếng vỗ của hai bàn tay," Mokurai bảo. "Bây giờ chỉ cho ta tiếng vỗcủa một bàn tay."
 

Toyo cúi lạy và lui về phòng mình mà quán chiếu đến công án này. Từ cửa phòng cậu ta có thể nghe văng vẳng tiếng nhạc của các cô đầu geisha. "Ồ! có rồi!" cậu reo lên.

Ðêm hôm sau, khi sư phụ bảo cậu diễn tả tiếng vỗ của một bàn tay, Toyo bắt đầu đàn bài nhạc của các cô đầu.


"Không, không, thiền sư Mokurai bảo. "Chẳng phải thế đâu. Ðó không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Con chẳng hiểu gì cả."


Cho rằng tiếng nhạc văng vẳng quấy rầy quá, Toyo bèn tìm một căn phòng vắng lặng hơn. Cậu ta nghĩ miên man. "Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?" Cậu chợt nghe có tiếng nước rơi. "Ta được rồi," cậu tưởng.


Khi cậu gặp lại sư phụ, Toyo bắt chước tiếng nước rơi.


"Cái gì vậy?’ thiền sư Mokurai hỏi. "Ðó là tiếng giọt nước rơi, nhưng không phải là tiếng vỗ của một bàn tay. Ráng nữa đi."Thất vọng, Toyo mặc tưởng đến tiếng vỗ của một bàn tay. Cậu nghe tiếng gió thỏang. Nhưng lại bị gạt đi.


Cậu nghe tiếng cú kêu. Lại cũng bị từ chối.


Tiếng vỗ của một bàn tay lại không phải là của bầy châu chấu.
Toyo đến và đi cũng phải mười bận viếng Thầy với nhiều tiếng động khác nhau.
 

Tất cả đều sai bét. Cả một năm cậu cứ suy nghĩ về tiếng vỗ của một bàn tay là thế nào.
 

Cuối cùng, cậu bé Toyo đi vào thiền định và quán chiếu tất cả các tiếng động.
 

"Con chẳng còn biết thêm tiếng động nào khác nữa," cậu giải thích về sau này, "do đó con đạt đến tiếng động vô thanh."

Toyo đã ngộ được tiếng vỗ của một bàn tay.

Xem thêm:
Đọc thêm..

Ngài dòng Bà-la-môn sanh tại nước Nguyệt-Chi, cha hiệu Thiên-Thắng, mẹ là Kim-Quang. Ông Thiên-Thắng đã lớn tuổi mà không con. Một hôm, ông đến trước Kim-Tràng thờ bảy đức Phật dâng hương lễ bái cầu con. Một hôm, bà Kim-Quang nằm mộng thấy một vị thần đứng trên ngọn núi Tu -Di tay cầm vòng ngọc nói với bà: <Ta lại đây>. Khi thức giấc, bà biết có thai. Khi Ngài được bảy tuổi đi chơi trong xóm, thấy một ngôi miếu thờ thần, dân gian hằng ngày giết các súc vật đến dâng cúng. Ngài đi thẳng vào miếu quở: -Khéo bày đặt sự họa phước mà lừa gạt dân chúng, hằng năm làm hao phí của nhơn dân, tổn hại sinh mạng loài vật quá nhiều ! Ngài quở xong, ngôi miếu bị sụp đổ. Dân chúng trong làng gọi Ngài là ông thánh con.

Hai mươi tuổi, Ngài xuất gia tu theo Phật giáo. Ngài ở ẩn trong đám rừng xanh ngót chín năm, chỉ làm bạn với bầy hạc và chuyên tụng kinh Đại-Bát-Nhã. Năm ba mươi tuổi, Ngài gặp Tổ Ma-Noa-La và được truyền tâm ấn. Ngài dẫn chúng du hóa miền Trung-Ấn. Ông vua sứ nầy tên Vô-Úy-Hải rất sùng mộ Phật giáo. Vua thỉnh Ngài vào cung thuyết pháp cho vua nghe.Vua nghe Ngài thuyết pháp rất hoan hỷ. Ngài có đệ tử ưu tú nhất là Long-Tử. Long -Tử rất thông minh, mà mạng yểu. Long-Tử mất, cha mẹ và anh là Sư-Tử đến làm lễ hõa táng, song dời quan tài không được. Sư-Tử lấy làm lạ hỏi Ngài: -Toàn chúng tận lực dỡ lên, tại sao không nổi ? Ngài đáp: -Lỗi tại nơi ngươi vậy. Sư-Tử hỏi: - Tôi có lỗi gì ? Xin Tôn-giả nói cho tôi biết ? Ngài bảo: -Ngươi xưa theo Bà-la-môn, em ngươi đi xuất gia, hai bên xa cách.

Em ngươi hai năm ngày đêm nhớ thương, muốn làm phước giúp cho ngươi, bảo thầy ngươi đấp một tượng Phật, đã lâu mà chưa hoàn bị. Ngươi vì ghét nên đem tượng Phật ném xuống đất. Bây giờ, ngươi đi về thỉnh tượng Phật để trên bàn lại, thì quan tài sẽ dời được. Sư-Tử làm y như Ngài dạy, quả nhiên quan tài dời đi dễ dàng. Kế đến thầy của Sư-Tử tịch. Ông cảm thấy buồn bã, nghiệm lại lời Ngài nói, bèn đến xin xuất gia theo Phật làm đệ tử Ngài.

Sư- Tử hỏi Ngài: -Bạch thầy ! con muốn dụng tâm cầu đạo, phải dụng tâm nào ? Ngài đáp: -Không có chỗ dụng tâm. Đã không dụng tâm làm sao làm Phật sự ? –Ngươi nếu có dụng thì chẳng phải công đức. Nếu ngươi không làm tức là Phật sự. Cho nên kinh nói: < Ta ra làm công đức, mà không có cái ta làm >. Sư-Tử nghe nói liền phát sanh trí huệ Phật.

Ngài chỉ hướng Đông-Bắc hỏi Sư-Tử: - Ngươi thấy gì chăng ? Sư-Tử thưa: -Con thấy. – Ngươi thấy cái gì ? –Con thấy hơi trắng xông lên giống như cái mống bao khắp trời đất, lại có hơi đen năm lằn xẹt như cây thang lên trời Đạo-Lợi.

-Ngươi thấy hơi ấy, có biết ứng điềm gì chăng ? –Con không biết ứng điềm gì, xin thầy dạy cho. -Cuối năm chục năm sau khi ta diệt độ, tai nạn sẽ phát khởi ở Bắc-Ấn ngươi nên biết đó. Sư-Tử thưa: -Con muốn du phương, thỉnh thầy chỉ dạy. Ngài bảo: -Nay ta đã già, giờ Niết-bàn sắp đến, đại pháp nhãn tạng của Như-Lai giao lại cho ngươi, ngươi đến nước khác. Song nước ấy có tai nạn mà liên hệ đến thân ngươi. Ngươi phải dè dặt, truyền trao sớm chớ để đoạn mất. Nghe ta nói kệ: Nhận đắc tâm tánh thời, Khả thuyết bất tư nghì, Liễu liễu vô khả đắc, Đắc thời bất thuyết tri .

Dịch : Khi nhận được tâm tánh, Mới nói chẳng nghĩ bàn, Rõ ràng không chỗ được, Khi được không nói biết .


Truyền pháp xong, Ngài phi thân lên hư không làm mười tám pháp thần biến, rồi trở lại chỗ ngồi lặng lẽ thị tịch

Xem thêm:

Tổ Hạc-Lặc-Na


Ngài dòng Bà-la-môn sanh tại nước Nguyệt-Chi, cha hiệu Thiên-Thắng, mẹ là Kim-Quang. Ông Thiên-Thắng đã lớn tuổi mà không con. Một hôm, ông đến trước Kim-Tràng thờ bảy đức Phật dâng hương lễ bái cầu con. Một hôm, bà Kim-Quang nằm mộng thấy một vị thần đứng trên ngọn núi Tu -Di tay cầm vòng ngọc nói với bà: <Ta lại đây>. Khi thức giấc, bà biết có thai. Khi Ngài được bảy tuổi đi chơi trong xóm, thấy một ngôi miếu thờ thần, dân gian hằng ngày giết các súc vật đến dâng cúng. Ngài đi thẳng vào miếu quở: -Khéo bày đặt sự họa phước mà lừa gạt dân chúng, hằng năm làm hao phí của nhơn dân, tổn hại sinh mạng loài vật quá nhiều ! Ngài quở xong, ngôi miếu bị sụp đổ. Dân chúng trong làng gọi Ngài là ông thánh con.

Hai mươi tuổi, Ngài xuất gia tu theo Phật giáo. Ngài ở ẩn trong đám rừng xanh ngót chín năm, chỉ làm bạn với bầy hạc và chuyên tụng kinh Đại-Bát-Nhã. Năm ba mươi tuổi, Ngài gặp Tổ Ma-Noa-La và được truyền tâm ấn. Ngài dẫn chúng du hóa miền Trung-Ấn. Ông vua sứ nầy tên Vô-Úy-Hải rất sùng mộ Phật giáo. Vua thỉnh Ngài vào cung thuyết pháp cho vua nghe.Vua nghe Ngài thuyết pháp rất hoan hỷ. Ngài có đệ tử ưu tú nhất là Long-Tử. Long -Tử rất thông minh, mà mạng yểu. Long-Tử mất, cha mẹ và anh là Sư-Tử đến làm lễ hõa táng, song dời quan tài không được. Sư-Tử lấy làm lạ hỏi Ngài: -Toàn chúng tận lực dỡ lên, tại sao không nổi ? Ngài đáp: -Lỗi tại nơi ngươi vậy. Sư-Tử hỏi: - Tôi có lỗi gì ? Xin Tôn-giả nói cho tôi biết ? Ngài bảo: -Ngươi xưa theo Bà-la-môn, em ngươi đi xuất gia, hai bên xa cách.

Em ngươi hai năm ngày đêm nhớ thương, muốn làm phước giúp cho ngươi, bảo thầy ngươi đấp một tượng Phật, đã lâu mà chưa hoàn bị. Ngươi vì ghét nên đem tượng Phật ném xuống đất. Bây giờ, ngươi đi về thỉnh tượng Phật để trên bàn lại, thì quan tài sẽ dời được. Sư-Tử làm y như Ngài dạy, quả nhiên quan tài dời đi dễ dàng. Kế đến thầy của Sư-Tử tịch. Ông cảm thấy buồn bã, nghiệm lại lời Ngài nói, bèn đến xin xuất gia theo Phật làm đệ tử Ngài.

Sư- Tử hỏi Ngài: -Bạch thầy ! con muốn dụng tâm cầu đạo, phải dụng tâm nào ? Ngài đáp: -Không có chỗ dụng tâm. Đã không dụng tâm làm sao làm Phật sự ? –Ngươi nếu có dụng thì chẳng phải công đức. Nếu ngươi không làm tức là Phật sự. Cho nên kinh nói: < Ta ra làm công đức, mà không có cái ta làm >. Sư-Tử nghe nói liền phát sanh trí huệ Phật.

Ngài chỉ hướng Đông-Bắc hỏi Sư-Tử: - Ngươi thấy gì chăng ? Sư-Tử thưa: -Con thấy. – Ngươi thấy cái gì ? –Con thấy hơi trắng xông lên giống như cái mống bao khắp trời đất, lại có hơi đen năm lằn xẹt như cây thang lên trời Đạo-Lợi.

-Ngươi thấy hơi ấy, có biết ứng điềm gì chăng ? –Con không biết ứng điềm gì, xin thầy dạy cho. -Cuối năm chục năm sau khi ta diệt độ, tai nạn sẽ phát khởi ở Bắc-Ấn ngươi nên biết đó. Sư-Tử thưa: -Con muốn du phương, thỉnh thầy chỉ dạy. Ngài bảo: -Nay ta đã già, giờ Niết-bàn sắp đến, đại pháp nhãn tạng của Như-Lai giao lại cho ngươi, ngươi đến nước khác. Song nước ấy có tai nạn mà liên hệ đến thân ngươi. Ngươi phải dè dặt, truyền trao sớm chớ để đoạn mất. Nghe ta nói kệ: Nhận đắc tâm tánh thời, Khả thuyết bất tư nghì, Liễu liễu vô khả đắc, Đắc thời bất thuyết tri .

Dịch : Khi nhận được tâm tánh, Mới nói chẳng nghĩ bàn, Rõ ràng không chỗ được, Khi được không nói biết .


Truyền pháp xong, Ngài phi thân lên hư không làm mười tám pháp thần biến, rồi trở lại chỗ ngồi lặng lẽ thị tịch

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tổ Ma-Noa-La

Ngài dòng Sát- Đế-Lợi ở nước Na-Đề, cha là Thường-Tự-Tại vua nước nầy. Ngài là con thứ ba của vua, khi sanh ra có nhiều điềm lạ, nên vua không dám lấy việc thế tục ràng buộc. Khi gặp Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu, Ngài được 30 tuổi, vua cha cho phép xuất gia theo Tổ. Sau Ngài được Tổ truyền tâm pháp.

Ngài sang Tây-ấn giáo hóa. Vua nước nầy họ Cù-Đàm tên Đắc-Độ hằng sùng Phật pháp tinh tấn tu hành. Bảy năm hành đạo tại Long cung. Một hôm, bỗng hiện một bảo tháp xanh huyền bề cao một thước tư, ngay chỗ vua tu hành.Vua đích thân lại bưng lên để thờ, nhưng bưng không nổi, lính hộ vệ họp lực nhắc lên cũng không lay chuyển. Sau cùng vua phải mở đại hội triệu tập tất cả lực sĩ, tăng sĩ, phạm-chí, chú-thuật…để hỏi nguyên nhơn bảo tháp xuất hiện và dời lên thờ. Trong cuộc hội nầy, Ngài cũng đến dự. 


Trước tiên những lực sĩ ra sức nhắc tháp lên không lay động. Kế các nhà chú-thuật dùng thần chú cũng bất lực. Sau cùng Ngài Ma-Noa-La bước ra giải thích: -Tháp nầy do vua A-Dục tạo ra để thờ xá-lợi của Phật. Bốn mặt đều có chạm hình tiền thân Phật Thích-Ca khi còn làm hạnh Bồ-Tát. Ngày nay do đại- vương có duyên phước lớn nên tháp nầy mới hiện. Nói xong, Ngài lại nhắc bảo tháp để trên bàn thờ.Vua và toàn chúng hết lòng kính phục. Vua thưa: -Xin Tôn -giả dạy cho chúng tôi những Phập pháp gì cần học ? Ngài bảo:-Muốn học Phật pháp phải bỏ ba vật và đủ bảy việ c. Vua thưa: -Ba vật gì phải bỏ và đủ bảy việc gì ? Ngài đáp: -Tham, sân, si là ba vật phải bỏ. Đủ bảy việc là: 1)- đại từ, 2)- hoan hỷ, 3)- vô ngã, 4)-dõng mãnh, 5)- nhiêu ích, 6)- hàng ma, 7)- vô chứng.

Vua Đắc- Độ nghe xong cảm ngộ, rất tiếc mình được hiểu quá muộn. Tự than: < Bậc chí thành khó gặp, sự vui trong đời có gì lâu dài !> Vua cho đòi thái tử đến giao hết việc nước, xin theo Ngài xuất gia học đạo. Ngài triệu tập các vị thánh chúng đến hoàng cung làm lễ xuất gia và truyền giới cho vua. Xuất gia tu không bao lâu, vua Đắc-Độ chứng được quả thánh. Ngài dạy Đắc-Độ ở lại trong nước giáo hóa, còn Ngài sang nước Nguyệt-Chi tìm người kế truyền.

Ngài Ma-Noa-La và tăng chúng đến nước Nguyệt-Chi. Vua nước nầy là Bảo-Ấn và Tỳ-kheo Hạc-Lặ c-Na đồng đón tiếp, thỉnh về nội cung. Hạc-Lặc-Na đem việc Long-Tử hỏi trước: -Thưa Tôn-giả ! tôi có một đứa đệ tử tên Long-Tử tuổi tuy còn nhỏ mà thông minh tuyệt vời. Tôi thường nhập định tìm nguyên nhơn đời trước mà không thấy manh mối, hôm nay gặp đây xin Tôn-giả chỉ dạy cho ? Ngài hỏi: - Ông nhập định quán thấy được mấy kiếp ? Hạc- Lặc-Na thưa: -Tôi chỉ thấy được ba đời. Ngài bảo: -Đệ tử của ông trong kiếp thứ năm đã sanh trong nhà Bà-la-môn giàu có tại nước Diệu-Hỷ. Khi ấy, trong nước có ngôi chùa mới khánh thành cái đại hồng chung. Con ông Bà-la-môn nầy dùng gỗ chiên đàn tiện cái chày dộng chuông cúng chùa. Nhờ chày nầy giúp cho người được nghe chuông thức tỉnh. Bởi quả báo ấy, nên nay nó sanh ra được thông minh. Hạc-Lặc-Na lại hỏi: - Riêng tôi không biết duyên gì mà cảm được bầy hạc thường theo, xin Tôn-giả chỉ dạy ? Ngài bảo:-Xưa ông trong kiếp thứ tư làm vị Tỳ-kheo đạo đức được đầy đủ, có đến 500 đệ tử mỗi khi Long cung thỉnh ông cúng dường, ông xét trong hàng đệ tử không có người đủ phướ c đức thọ Long cung cúng nên ông chỉ đi một mình. 


Nhóm đệ tử bất mãn nói: < Thầy thường thuyết pháp nói: đối sự ăn uống bình đẳng, đối với pháp cũng bình đẳng, mà nay thầy đi thọ trai một mình !> Sau Long cung thỉnh, ông đều cho chúng đi theo. Bởi họ chưa đủ đức mà nặng về sự ăn uống, nên sau khi tịch diệt, chúng ấy lần lượt chết sanh trong loài có cánh. Đã trải qua năm kiếp, nay họ lại làm thân hạc. Do nhơn duyên thầy trò kiếp trước nên nay chúng cảm mến ông. Hạc-Lặc-Na cảm động, lại hỏi: -Nay phải tu pháp gì để giúp chúng trở lại làm người ? Ngài bảo: -Ta có pháp bảo vô thượng, là kho tàng Như-Lai, Thế-Tôn xưa trao cho Tổ Ca-Diếp lần lượt đến ta, nay ta trao cho ông, ông nên truyền bá chớ nên để dứt mất

Nghe ta nói kệ: Tâm tùy vạn cảnh chuyển, Chuyển xứ thật năng u, Tùy lưu nhận đắc tánh, Vô hỷ diệc vô ưu .

Dịch: Tâm theo muôn cảnh chuyển, Chổ chuyển thật kín sâu, Theo dòng nhận được tánh, Không mừng cũng không lo

Hạc-Lặc-Na vui vẻ kính vâng phụng hành. Ngài truyền pháp xong, ngay chỗ ngồi lặng lẽ thị tịch. Chúng hỏa táng và lượm xá-lợi xây tháp thờ .

Xem thêm:

Tổ Ma-Noa-La

Phật pháp ứng dụng Tổ Ma-Noa-La

Ngài dòng Sát- Đế-Lợi ở nước Na-Đề, cha là Thường-Tự-Tại vua nước nầy. Ngài là con thứ ba của vua, khi sanh ra có nhiều điềm lạ, nên vua không dám lấy việc thế tục ràng buộc. Khi gặp Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu, Ngài được 30 tuổi, vua cha cho phép xuất gia theo Tổ. Sau Ngài được Tổ truyền tâm pháp.

Ngài sang Tây-ấn giáo hóa. Vua nước nầy họ Cù-Đàm tên Đắc-Độ hằng sùng Phật pháp tinh tấn tu hành. Bảy năm hành đạo tại Long cung. Một hôm, bỗng hiện một bảo tháp xanh huyền bề cao một thước tư, ngay chỗ vua tu hành.Vua đích thân lại bưng lên để thờ, nhưng bưng không nổi, lính hộ vệ họp lực nhắc lên cũng không lay chuyển. Sau cùng vua phải mở đại hội triệu tập tất cả lực sĩ, tăng sĩ, phạm-chí, chú-thuật…để hỏi nguyên nhơn bảo tháp xuất hiện và dời lên thờ. Trong cuộc hội nầy, Ngài cũng đến dự. 


Trước tiên những lực sĩ ra sức nhắc tháp lên không lay động. Kế các nhà chú-thuật dùng thần chú cũng bất lực. Sau cùng Ngài Ma-Noa-La bước ra giải thích: -Tháp nầy do vua A-Dục tạo ra để thờ xá-lợi của Phật. Bốn mặt đều có chạm hình tiền thân Phật Thích-Ca khi còn làm hạnh Bồ-Tát. Ngày nay do đại- vương có duyên phước lớn nên tháp nầy mới hiện. Nói xong, Ngài lại nhắc bảo tháp để trên bàn thờ.Vua và toàn chúng hết lòng kính phục. Vua thưa: -Xin Tôn -giả dạy cho chúng tôi những Phập pháp gì cần học ? Ngài bảo:-Muốn học Phật pháp phải bỏ ba vật và đủ bảy việ c. Vua thưa: -Ba vật gì phải bỏ và đủ bảy việc gì ? Ngài đáp: -Tham, sân, si là ba vật phải bỏ. Đủ bảy việc là: 1)- đại từ, 2)- hoan hỷ, 3)- vô ngã, 4)-dõng mãnh, 5)- nhiêu ích, 6)- hàng ma, 7)- vô chứng.

Vua Đắc- Độ nghe xong cảm ngộ, rất tiếc mình được hiểu quá muộn. Tự than: < Bậc chí thành khó gặp, sự vui trong đời có gì lâu dài !> Vua cho đòi thái tử đến giao hết việc nước, xin theo Ngài xuất gia học đạo. Ngài triệu tập các vị thánh chúng đến hoàng cung làm lễ xuất gia và truyền giới cho vua. Xuất gia tu không bao lâu, vua Đắc-Độ chứng được quả thánh. Ngài dạy Đắc-Độ ở lại trong nước giáo hóa, còn Ngài sang nước Nguyệt-Chi tìm người kế truyền.

Ngài Ma-Noa-La và tăng chúng đến nước Nguyệt-Chi. Vua nước nầy là Bảo-Ấn và Tỳ-kheo Hạc-Lặ c-Na đồng đón tiếp, thỉnh về nội cung. Hạc-Lặc-Na đem việc Long-Tử hỏi trước: -Thưa Tôn-giả ! tôi có một đứa đệ tử tên Long-Tử tuổi tuy còn nhỏ mà thông minh tuyệt vời. Tôi thường nhập định tìm nguyên nhơn đời trước mà không thấy manh mối, hôm nay gặp đây xin Tôn-giả chỉ dạy cho ? Ngài hỏi: - Ông nhập định quán thấy được mấy kiếp ? Hạc- Lặc-Na thưa: -Tôi chỉ thấy được ba đời. Ngài bảo: -Đệ tử của ông trong kiếp thứ năm đã sanh trong nhà Bà-la-môn giàu có tại nước Diệu-Hỷ. Khi ấy, trong nước có ngôi chùa mới khánh thành cái đại hồng chung. Con ông Bà-la-môn nầy dùng gỗ chiên đàn tiện cái chày dộng chuông cúng chùa. Nhờ chày nầy giúp cho người được nghe chuông thức tỉnh. Bởi quả báo ấy, nên nay nó sanh ra được thông minh. Hạc-Lặc-Na lại hỏi: - Riêng tôi không biết duyên gì mà cảm được bầy hạc thường theo, xin Tôn-giả chỉ dạy ? Ngài bảo:-Xưa ông trong kiếp thứ tư làm vị Tỳ-kheo đạo đức được đầy đủ, có đến 500 đệ tử mỗi khi Long cung thỉnh ông cúng dường, ông xét trong hàng đệ tử không có người đủ phướ c đức thọ Long cung cúng nên ông chỉ đi một mình. 


Nhóm đệ tử bất mãn nói: < Thầy thường thuyết pháp nói: đối sự ăn uống bình đẳng, đối với pháp cũng bình đẳng, mà nay thầy đi thọ trai một mình !> Sau Long cung thỉnh, ông đều cho chúng đi theo. Bởi họ chưa đủ đức mà nặng về sự ăn uống, nên sau khi tịch diệt, chúng ấy lần lượt chết sanh trong loài có cánh. Đã trải qua năm kiếp, nay họ lại làm thân hạc. Do nhơn duyên thầy trò kiếp trước nên nay chúng cảm mến ông. Hạc-Lặc-Na cảm động, lại hỏi: -Nay phải tu pháp gì để giúp chúng trở lại làm người ? Ngài bảo: -Ta có pháp bảo vô thượng, là kho tàng Như-Lai, Thế-Tôn xưa trao cho Tổ Ca-Diếp lần lượt đến ta, nay ta trao cho ông, ông nên truyền bá chớ nên để dứt mất

Nghe ta nói kệ: Tâm tùy vạn cảnh chuyển, Chuyển xứ thật năng u, Tùy lưu nhận đắc tánh, Vô hỷ diệc vô ưu .

Dịch: Tâm theo muôn cảnh chuyển, Chổ chuyển thật kín sâu, Theo dòng nhận được tánh, Không mừng cũng không lo

Hạc-Lặc-Na vui vẻ kính vâng phụng hành. Ngài truyền pháp xong, ngay chỗ ngồi lặng lẽ thị tịch. Chúng hỏa táng và lượm xá-lợi xây tháp thờ .

Xem thêm:
Đọc thêm..